Kể từ sự xuất hiện của kim cương & đá nhân tạo, đặc biệt là cubic zirconia (CZ), khách hàng càng có nhiều lựa chọn sở hữu những món trang sức lấp lánh mà không tốn quá nhiều chi phí.
Bài viết này sẽ giúp quý khách hiểu đúng về nguồn gốc, ý nghĩa của đá CZ & cách sử dụng chúng hợp lý.
Cubic zirconia (CZ) là một loại khoáng chất do con người tạo ra từ kẽm dioxide (ZrO2) với độ cứng đáng kể & có thể được chế tạo thành nhiều màu sắc khác nhau. Đá CZ cũng được tìm thấy trong tự nhiên với số lượng giới hạn, đa số nguồn đá sử dụng cho ngành kim hoàn đều được chế tác từ phòng thí nghiệm. Do nhu cầu mua sắm cao, sản xuất thương mại cho sản phẩm đá CZ bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20 & vẫn được duy trì cho đến hiện nay.
Cubic Zirconia có phải là kim cương không?
Đá CZ không được các chuyên gia công nhận là kim cương vì chúng đều được sản xuất từ phòng thí nghiệm. Vì nhiều lý do – từ các thành phần hoá học cho đến độ lanh & màu sắc – kim cương & đá CZ hoàn toàn khác biệt nhau. Việc xem đá CZ như một loại kim cương nhân tạo là không đúng vì hoạt chất cấu thành nên đá CZ không giống như kim cương thiên nhiên.
Điểm khác nhau giữa đá CZ & kim cương thiên nhiên
Ngoại hình
Đa số người tiêu dùng cho rằng kim cương thiên nhiên luôn sạch hơn đá CZs vì chúng đắt tiền & chính thống. Trên thực tế, kim cương thiên nhiên màu trắng có thể có ánh vàng, nâu hoặc thậm chí xám tuỳ vào nguồn gốc kim cương. Bên cạnh đó, hầu hết kim cương thiên nhiên trên thị trường đều có những đốm đen nhỏ không hoàn hảo mà chỉ có các thợ kim hoàn hoặc nhân viên kiểm định trang sức dày dặn kinh nghiệm mới có thể tìm ra thông qua kính lúp, hoặc kính hiển vi trong các phòng lab.
Một cách hữu hiệu khác để phân biệt đá CZ và kim cương thiên nhiên là đặt chúng dưới ánh sáng tự nhiên. Kim cương thiên nhiên sẽ toả ra ánh sáng trắng (độ lanh – brilliance) trong khi đá CZ sẽ có luồng ánh sáng cầu vồng nhiều màu dễ nhận ra được (sự phân tán ánh sáng quá mức – excessive light dispersion). Sự phân tác quá mức trên chính là dấu hiệu chính cho thấy đó không phải là kim cương thiên nhiên.
Thành phần
Một khối đá CZ (cubic zirconia) luôn nặng hơn kim cương với cùng kích thước, nhưng không đồng nghĩa với việc nó sẽ cứng hơn kim cương. Đá CZ được 8.5 điểm trên thang đo Mohs (thang đo về độ cứng của vật chất) trong khi kim cương đạt điểm 10 tuyệt đối (kim cương được cho là vật chất rắn cứng nhất đến thời điểm hiện tại). Moissanite, một loại kim cương tổng hợp là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho kim cương thiên nhiên, có độ cứng 91/4 – gần đến mức hoàn hảo. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đá CZ có ngoại hình khá giống với kim cương thiên nhiên & giá thành rẻ hơn rất nhiều lần.
Giá thành
Như được nêu trên, cách đơn giản nhất giúp khách hàng có thể phân biệt các loại kim cương chính là thông qua giá thành. Mặc dù kim cương có thể được định giá thông qua nhiều yếu tố như kích thước hay độ trong của viên đá, một điều khách hàng có thể chắc chắn khi mua hàng là kim cương luôn có giá trị cao gấp nhiều lần so với một viên đá CZ cùng cỡ.